Thiếu máu não cần ăn gì để cải thiện bệnh hiệu quả?

Thiếu máu não cần ăn gì để tăng cường máu lên não, phục hồi các tế bào đã bị tổn thương là điều nhiều người bệnh quan tâm. Ngoài thay đổi lối sống, từ bỏ những thói quen xấu thì thực phẩm mà bạn ăn uống hàng ngày thật sự có tác động đáng kể đến sức khỏe nói chung, cũng như tình trạng thiếu máu não nói riêng. Thực tế thì có rất nhiều món ăn thường ngày có tác dụng như vậy, bạn hoàn toàn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

Bệnh thiếu máu não

Thiếu máu não là tình trạng giảm tuần hoàn máu lên não, khiến các tế bào não ở một hoặc nhiều vùng không nhận đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng dẫn đến rối loạn chức năng, có thể chết vĩnh viễn. Bệnh thiếu máu não chỉ được phát hiện khi bệnh đã rất nặng và kéo dài, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sức khoẻ của người bệnh.
Thiếu máu não cần ăn gì để tình trạng bệnh cải thiện?

Một số triệu chứng đầu tiên của bệnh thiếu máu não, chính là: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tê bì chân tay,....

Với giai đoạn đầu tiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh thiếu máu não bằng cách thay đổi lối sống, xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Thiếu máu não cần ăn gì

Xây dựng thói quen ăn uống khoa học là yếu tố rất quan trọng để cải thiện tình trạng thiếu máu não. Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống cho người thiếu máu não.

Thực phẩm bổ máu

Người thiếu máu não nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đảm bảo cho hoạt động của cơ thể. Người bệnh nên bổ sung nhiều các thực phẩm tốt cho máu như:

Thịt bò là một trong những thực phẩm giàu đạm, sắt và nhiều dưỡng chất khác. Không những thế, trong thịt bò còn có một hàm lượng vitamin B2, B6 và B12 giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, tạo máu hỗ trợ hoạt động não bộ. Đây là nhóm thực phẩm bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày

Protein từ trứng: Trứng cũng là một thực phẩm tốt cho cơ thể. Trong trứng chứa rất nhiều vitamin nhóm B bao gồm: Vitamin B6, Vitamin B12, Axit folic (vitamin B9). Nghiên cứu gần đây cho thấy các vitamin này có khả năng ngăn ngừa teo não và làm chậm quá trình suy giảm nhận thức.

Thực phẩm bổ não

Cá, hải sản: Người bị thiếu máu não nên lựa chọn các loại cá chứa nhiều axit béo omega – 3 như cá trích, cá hồi, cá thu… vừa giúp tăng cường chức năng não bộ, phục hồi thần kinh rất tốt sau đợt thiếu oxy lên não

Ngũ cốc nguyên hạt như hạt điều, hạt óc chó, yến mạch,... Ngũ cốc nguyên hạt có chứa rất nhiều vitamin, nhất là vitamin E. Bạn có thể nâng cao sức khỏe nhờ ăn những thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạn. Bạn nên sử dụng thường xuyên nhé.

Tăng cường độ bền thành mạch, tăng cường sức đề kháng:

Những loại rau xanh bạn nên sử dụng để tăng cường máu lên não như: cần tay, bí ngô, những loại rau có màu xanh đậm, cải bó xôi, cải rổ, bông cải xanh rất giàu những thành phần dinh dưỡng tốt cho não bộ, chẳng hạn như vitamin K, lutein, folate và beta carotene.

Nghiên cứu cho thấy những thực phẩm này có tác dụng làm chậm quá trình suy giảm nhận thức do lão hóa.

Người thiếu máu não nên tránh gì?

Nếu bạn đang có dấu hiệu của bệnh thiếu máu não, bạn nên rèn cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Bắt đầu từ những thói quen đầu tiên, bạn nên hạn chế những thực phẩm sau đây:

Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ: Những thực phẩm này chứa hàm lượng chất béo cao, lượng Na lớn gây ra tình trạng tăng huyết áp, nguy cơ mỡ máu cực nguy hiểm. Những bệnh này sẽ tạo ra các cục máu đông và các vấn đề khác trên thành mạch, cản trở hoạt động của dòng máu lên não.

Chất kích thích, đồ uống có gas, rượu bia: những chất này không chỉ gây ảnh hưởng tới thần kinh và sức khoẻ cơ thể nói chung mà còn khiến tình trạng thiếu máu não nặng nề hơn

Đồ ăn nhiều đường:Một số thực phẩm chứa các hợp chất axit béo có lợi cho sức khỏe có thể giúp cải thiện cấu trúc của những tế bào não (neuron thần kinh). Trong khi đó, những thành phần như đường và chất béo bão hòa lại có khả năng làm hỏng cấu trúc tế bào não.
Đồ chiên xào là nhóm thực phẩm nên tránh của người thiếu máu não

“Thiếu máu não cần ăn gì?” câu trả lời đã được chúng tôi giải đáp chi tiết qua bài viết. Nếu còn bất kì điều gì cần tư vấn, mời bạn liên hệ trực tiếp tổng đài miễn cước 0944402095, những dược sĩ của FYKOFA sẽ giải đáp nhiệt tình những câu hỏi của bạn, và hỗ trợ theo dõi mức độ bệnh bạn nhé.

Nhận xét