Đột quỵ não tái phát

 Đột quỵ não hay được gọi với tên phổ biến là tai biến mạch máu não, là một căn bệnh nguy hiểm hiện nay. Bệnh để lại nhiều di chứng nặng nề và khó có thể phục hồi. Do đó bệnh nhân cần hiểu rõ nguyên nhân gây đột quỵ não và phòng tránh đột quỵ não tái phát.

  1. Đột quỵ não là gì?

Đột quỵ não là tình trạng mất đột ngột lưu lượng máu não hoặc chảy máu bên trong sọ não dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não. Đột quỵ não gây ra các hậu quả nặng nề :

  • Liệt nửa người: Đây được coi là di chứng nặng nề nhất cho người bệnh, khiến người bệnh không thể làm chủ cuộc sống. Bệnh nhân khó có thể phục hồi được.

  • Rối loạn ngôn ngữ: Người bệnh bị méo miệng, gây khó khăn cho việc phát âm, nói không rõ chữ. Trường hợp nặng chỉ bập bẹ được vài từ.

  • Không tự chủ được đại tiểu tiện: Điều này gây khó khăn cho cả người bệnh và người chăm sóc.

  • Nhận thức kém: Người bệnh bị suy giảm trí nhớ lẫn nhận thức sau đột quỵ.

  • Rối loạn hô hấp: Nhiều trường hợp bệnh nhân bị tụt lưỡi, suy hô hấp,...

Bệnh nhân rất khó có thể phục hồi hoàn toàn sau biến chứng đột quỵ não. Tuy vậy, đột quỵ vẫn có thể tái phát và tổn thương não nặng hơn. Do đó việc phòng tránh đột quỵ não tái phát là cực kì quan trọng và cần quan tâm kịp thời. 

  1. Nguyên nhân gây tái phát đột quỵ não

Sau tai biến lần 1, các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não cần được kiểm soát và áp dụng các biện pháp để phòng tránh tai biến tái phát. Trong trường hợp các không giảm thiểu các yếu tố nguy cơ sẽ dễ tái phát đột quỵ não:

  • Bệnh cao huyết áp: Huyết áp cao gây tăng áp sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương gây

  • Bệnh tim mạch: Các bệnh lý liên quan đến tim mạch làm tăng nguy cơ mắc tai biến mạch máu não.

  • Mỡ máu: Lượng cholesterol cao tích tụ ở thành mạch gây tắc nghẽn mạch máu não.

  • Đái tháo đường: Đặc biệt là ở người cao tuổi, lượng đường huyết cần phải được theo dõi thường xuyên.

  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá khiến phổi và tim hoạt động nhiều hơn, gây tăng huyết áp.

  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ hay không thường xuyên tập thể dục là các nguyên nhân liên quan dẫn đến đột quỵ.

  • Tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng tới mạch máu.

Những bệnh lý này làm xơ vữa mạch máu, góp phần tạo thành cục máu đông dẫn đến tăng khả năng bị đột quỵ lần 2.

  1. Điều trị dự phòng tái phát đột quỵ não.

Cần có chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý đối với những bệnh nhân có tiền sử đột quỵ não:

  • Ăn nhiều thịt trắng, cá, trứng, ăn ít các loại thịt đỏ.

  • Tránh sử dụng bia rượu hay các đồ uống có gas.

  • Uống nhiều nước và nước ép trái cây.

  • Đặc biệt nên sử dụng các thực phẩm tốt cho trí não như: bông cải xanh, cá hồi hay các thực phẩm giàu Omega-3.

  • Tập thể dục thường xuyên, nâng cao sức đề kháng: Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày giúp hỗ trợ tuần hoàn máu. Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, tim mạch, nâng cao sức đề kháng. Nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để rèn luyện tập thể dục thể thao.

  • Bỏ hút thuốc lá: Hút thuốc lá là gây tăng nguy cơ đột quỵ. Trong khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại. Không chỉ ảnh hưởng tới phổi mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Bỏ hút thuốc lá cũng làm giảm thiểu nguy cơ tai biến mạch máu não. Hãy bỏ thuốc lá vì sức khỏe bản thân và những người xung quanh.

  • Giảm cân: Người bị thừa cân, béo phì cần giảm cân để có được một sức khỏe tốt. Việc giảm cân còn hạn chế nguy cơ bệnh tật. Là cách phòng ngừa đột quỵ.

  • Khám sức khỏe định kỳ: Duy trì khám sức khỏe định kỳ là một phương pháp hữu hiệu để phòng tránh đột quỵ. Khám sức khỏe định kỳ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về sức khỏe bản thân. Qua đó điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Kiểm soát được các yếu tố gây đến đột quỵ. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các bệnh nhân đang mắc bệnh liên quan tới tim mạch, tiểu đường, huyết áp,...

  • Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan tim mạch, huyết áp, đường máu, mỡ máu,.. cần duy trì sử dụng thuốc theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ. 

  • Cụ thể với đối tượng có tiền sử nhồi máu não, cần duy trì sử dụng các thuốc chống đông máu hay thuốc chống kết tập tiểu cầu để ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Một số thuốc hay dùng trong lâm sàng là: Aspirin, Warfarin, thuốc chống đông kháng Vitamin K,.. Ngoài ra cần duy trì nuôi dưỡng tế bào thần kinh, đẩy nhanh thời gian hồi phục tế bào thần kinh. Những thuốc bổ thần kinh: Piracetam, Duxil,...

Tuần hoàn não FYKOFA: Hỗ trợ tuần hoàn não, giúp nuôi dưỡng tế bào thần kinh. Tác dụng tốt trong phòng ngừa thiếu máu não, ngăn ngừa đột quỵ não tái phát.

Nếu có bất cứ câu hỏi gì về đột quỵ não tái phát, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0944402095 để được giải đáp chi tiết nhất! 


 


Nhận xét